Latest Post

Sheet nhạc bài hát chuyện tình không suy tư Sheet nhạc bài hát cạn lời yêu

Thế hệ robot bay biết chơi nhạc cụ được nhóm nghiên cứu ứng dụng trong việc làm mới một số tác phẩm âm nhạc. Đây là sản phẩm sáng tạo của các nhà nghiên cứu thuộc công ty KMel Robotics.

Robot có kích thước nhỏ, có 6 cánh quạt (các loại robot bay khác thường có 4 cánh quạt) và được điều khiển bằng một máy tính từ xa. Chiếc máy tính có chức năng như một thiết bị điều khiển con rối điện tử.

Ban nhạc robot chơi các loại nhạc cụ là trống, keyboard, loạt guitar một dây được gọi là Diddley bow. Trong đoạn video được KMel giới thiệu mới đây, 6 robot bay chơi nhạc cụ và làm mới bản nhạc Also Sprach Zarathustra cùng một số giai điệu khác.
Đây không phải lần đầu tiên các nhà nghiên cứu chế tạo thành công robot bay biết chơi nhạc cụ. Trước đó, KMel từng sử dụng robot quadrotor trong một màn biểu diễn âm thanh và ánh sáng ấn tượng.
Nhạc cụ điện tử có thể chơi không cần chạm tay
Theremin là tên nhạc cụ này, được phát minh năm 1919 bởi Leon Theremin. nó là một trong những nhạc cụ điện tử đầu tiên trên thế giới. 

Cây đàn có hai ăng ten, một ăng ten thẳng đứng kiểm soát cao độ, người chơi đưa tay càng gần âm thanh càng cao. Bộ phận này của cây đàn rất nhạy, chỉ cần một thay đổi nhỏ trong động tác tay cũng khiến âm thanh thay đổi. 
Ăng ten hình vòng điều chỉnh âm lượng, khi người chơi đưa tay tới gần âm thanh sẽ dịu đi. 
Theremin không được nhiều người biết đến, nhưng thực tế âm thanh của nó được sử dụng khá rộng rãi trong nhạc phim khoa học giả tưởng, và được nghệ sĩ Carolina Eyck biểu diễn trên nhiều sân khấu lớn nhỏ khắp thế giới. 

Robot cảm thụ và soạn nhạc như con người

Robot Shimon ở Học viện Công nghệ Georgia có thể soạn và chơi nhạc như nhạc sĩ thực thụ.

Các nhà nghiên cứu tại Học viện Công nghệ Georgia, Mỹ đã phát triển robot Shimon có năng khiếu trong lĩnh vực âm nhạc, Fox News ngày 28/6 đưa tin.

Tiến sĩ Gil Weinberg, giám đốc Trung tâm Công nghệ Âm nhạc của Học viện Công nghệ Georgia tạo ra Shimon gần 10 năm trước. Mạng thần kinh nhân tạo và trí tuệ nhân tạo cho phép Shimon giải mã và học các dòng nhạc trên thế giới từ trên 5.000 ca khúc trong ngân hàng bộ nhớ.

Shimon giờ đây tư duy như một nhạc sỹ, cho ra đời cả một bản nhạc trên cây đàn marimba thay vì chơi các nốt như trước đây. Nhạc do Shimon soạn là tập hợp của những điều robot này học được. “Chúng nghe như một sự pha trộn của nhạc jazz và nhạc cổ điển”, nghiên cứu sinh tiến sĩ Mason Bretan, người giúp phát triển Shimon trong 7 năm qua, cho biết. 

Mục tiêu của tiến sĩ Weinberg là tạo ra công nghệ hợp tác với con người. “Hãy cùng sáng tạo ra những công nghệ mới giúp âm nhạc phát triển, để con người chơi và soạn nhạc theo những cách hoàn toàn mới”, Weinberg nói. “Robot kết hợp giữa bộ não số hiểu được âm nhạc với cơ thể có thể chơi nhạc là một công nghệ như vậy”.

Tiến sĩ Weinberg hy vọng sẽ có một bản giao hưởng do robot và con người cùng tạo ra trong tương lai. Shimon từng chơi nhạc cùng một nhóm nhạc sỹ và sẽ trình diễn trực tiếp tại lễ hội Aspen Ideas, bang Colorado trong tuần này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *