Vì ấn tượng lớn của các dòng đàn piano như Yamaha và Kawai mà các dòng sản phẩm thương hiệu khác như: Toyo, Apollo, Atlas, Victor… đều không được chú ý. Người tiêu dùng gọi những thương hiệu đó là Orther Brands, Piano lạc dòng, Piano.
Một số sản phẩm giờ đây không còn quá xa lạ với người sử dụng đàn Piano ở Việt Nam như là : Toyo, Apollo, Atlas, Victor v.v… Và để không bị dài dòng khi dịch sát nghĩa từ Other Brands thành CÁC NHÃN Hiệu KHÁC thì một vài anh em ngành Piano khi đó đã gọi một cách ngắn gọn chúng là đàn NGOÀI DÒNG hay LẠC DÒNG. Tôi nhớ không nhầm thì thời điểm này vào khoảng năm 2007 hoặc 2008. Đến giờ thì cứ cái gì không phải Yamaha (kể cả Kawai) người ta đều gọi là đàn NGOÀI DÒNG / LẠC DÒNG.
Từ “đàn NGOÀI DÒNG / LẠC DÒNG” cho người nghe cảm giác về một cái gì đó không chính thống, không tốt, rẻ tiền v.v…, gây hiểu nhầm rằng chỉ có đàn Yamaha thì tốt, còn lại là không tốt. Sau nhiều năm nhận thức này đã trở nên “thành kiến”, chưa muốn nói là nó biến hẳn thành một định nghĩa, khó làm cho người ta hiểu khác đi được. Bạn có biết rằng rất nhiều trong số đàn NGOÀI DÒNG / LẠC DÒNG này mà ngay cả Yamaha khi nghe đến tên còn phải nghiêng mình. Ví dụ như Steinway & Sons hay là C. Bechstein…
Cách phân biệt đàn piano thật và nhái
Nói về Yamaha, thương hiệu được thành lập từ năm 1887 tại tại Hamamatsu, Shizuoka, Nhật Bản. Chỉ tính từ năm 1948 đến nay và riêng tại nhà máy Nhật Bản, Yamaha đã sản xuất hơn 350 loại đàn Upright Piano (loại đàn đứng mà các bạn thường thấy) với tổng số trên 6 triệu cây đàn. Trong khi một ông lớn khác là Kawai thì có gần 3 triệu cây và các hãng khác từ vài nghìn đến vài trăm nghìn cây. Sản lượng này có thể nói là cực lớn nên không khó hiểu khi Yamaha chiếm lĩnh phần lớn thị trường đàn đặc biệt là ở khu vực Châu Á khi các loại đàn Châu Âu còn quá đắt và chưa có các đơn vị thu gom, đóng gói đàn cũ chuyên nghiệp như ở Nhật Bản.
Muốn biết cây đàn ở đẳng cấp nào, vật liệu có tốt hay không chỉ việc nhìn vào giá xuất xưởng của nó. Và sản phẩm đàn Piano của Yamaha cũng rất đa dạng, có những cây đàn được họ sản xuất với giá bình dân, chất lượng/liệu bình thường và cũng có những cây đàn ở đẳng cấp cao, vật liệu quý bán giá đắt. Để nói, nếu kết luận Yamaha luôn tốt hơn các đàn khác thì đó là một kết luận vội vàng và thiếu cơ sở. Bây giờ chuyển sang các đàn khác, trước tiên là Kawai.
Koichi Kawai, người sáng lập Kawai Piano vào năm 1927. Ông vốn là một trong nhóm những người thiết kế cây đàn Piano đầu tiên của Yamaha. Vào những năm 1920 khi nền công nghiệp Piano xuống dốc tại Nhật Bản và Yamaha chuyển sang phát triển các ngành công nghiệp khác thì Koichi Kawai rời khỏi Yamaha để thành lập Kawai Musical Instrument Research Laboratory. Trải qua hơn 80 năm, Kawai đã cho ra thị trường nhiều dòng sản phẩm khác nhau và nhận được nhiều giải thưởng giá trị trong nước và quốc tế cho những phát minh và sáng chế của mình trong lĩnh vực này. Cho đến nay riêng tại Nhật Bản, Kawai đã cho ra đời khoảng gần 3 triệu đàn Upright Piano. Cũng như Yamaha, Kawai sản xuất nhiều loại đàn, đẳng cấp và giá thành khác nhau. Trên bản đồ đẳng cấp Piano của thế giới thì Yamaha và Kawai luôn được xếp hạng tương đối ngang nhau, có những thời điểm Kawai được đánh giá nhỉnh hơn chút và ngược lại. Và khi đặt 2 sản phẩm của Yamaha và Kawai có cùng đẳng cấp, giá bán để so sánh thì đó luôn là thử thách khó khăn cho các nhà chuyên môn.
Ngoài Kawai, không thể không nhắc đến Toyo Piano, ra đời năm 1948 và là công ty sản xuất ra các loại đàn Apollo, Fritzkuhla, Laurie…, hiện công ty có văn phòng tại TP. Hồ Chí Minh.
Tiếp đến là Atlas, Higashinihon, Tonica, Fukuyama & Sons và hàng chục công ty khác có truyền thống lâu đời về sản xuất Piano tại Nhật Bản. Có rất nhiều sản phẩm của các công ty này có giá trị cao và đẳng cấp không thua kém gì (chưa muốn nói là hơn) Yamaha và Kawai. Vì vậy để có thể xác định được giá trị của bất cứ cây đàn nào, hãy nhìn vào giá bán (giá ban đầu / giá xuất xưởng) của nó trước khi xem xét các yếu tố khác. Nếu bạn đang quan tâm đến một vài cây đàn nào đó và muốn biết giá xuất xưởng của nó, tại Pianonet chúng tôi có thể giúp bạn, miễn là cây đàn bạn đang quan tâm có trong kho dữ liệu của chúng tôi.
bài viết tham khảo của pianonet.vn