Từ những năm đầu của thế kỷ XVIII trên thế giới, âm nhạc bắt đầu được viết riêng cho đàn Piano, đã có nhiều công trình nghiên cứu đi vào các lĩnh vực về các nguyên tắc cơ bản trong nghệ thuật đánh đàn Piano, cách tư duy trong thể hiện tác phẩm trên đàn Piano, những vấn đề về xử lý kỹ thuật, phương pháp đệm đàn, những sáng tác cho đàn Piano, các vấn đề liên quan tới sư phạm giảng dạy, biểu diễn…
Một số tài liệu nước ngoài rất hữu ích đối với tôi trong quá trình nghiên cứu, bổ sung tư liệu về phương pháp giảng dạy Piano được viết bởi các nghệ sĩ, các nhà sư phạm chuyên nghiệp như: Carl Czerny (2016), Premier Maitre Du Piano Op.599, Nxb Grafoart, Germany [19], [20], James Pogris (1986), A Modern Method For Keyboard, Nxb Berklee Press, USA [29], John Novello (1986), The Contemporary Keyboardist, Nxb Source Productions, USA [27], Mark Harrison (1984), The Pop Piano Book, Nxb Hal Leonard, California USA [23], …
Chúng ta cũng đã có những luận án nghiên cứu khoa học đề cập đến nghệ thuật biểu diễn Piano nhưng đa số là ở khía cạnh độc tấu như công trình đầu tiên nghiên cứu về
nghệ thuật Piano là của tác giả Trần Thu Hà với đề tài “Nghệ thuật Piano Việt Nam” năm 1987. Tiếp sau đó, tác giả Tạ Quang Đông với đề tài “Sonata và concerto của các nhạc sĩ Việt Nam: Sự kết hợp giữa đặc điểm dân tộc và truyền thống của âm nhạc phương Tây”. Và gần đây nhất là một số luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Minh Anh với đề tài “Sự phát triển của nghệ thuật Piano Việt Nam”.
Về lĩnh vực Piano Nhạc nhẹ ở Việt Nam cũng có một số tài liệu như: Hồ Đăng Tín (2006), Phương pháp đệm đàn Piano và organ, Nxb Văn Nghệ, TP.HCM, Song Minh (2015), Học đệm Piano cơ bản, Nxb Âm Nhạc, Hà Nội , Thiên Chương (2008). Nhìn chung với điều kiện hiện tại, hầu như vẫn chưa có giáo trình và phương pháp giảng dạy phù hợp với điều kiện đào tạo tại trường Đại học Sài Gòn nói riêng và các trường Sư phạm Âm nhạc ở Việt Nam nói chung.