Latest Post

Sheet nhạc bài hát chuyện tình không suy tư Sheet nhạc bài hát cạn lời yêu

Để trẻ hứng thú với việc tập đàn piano thì phải có phương pháp học đàn hợp lý.

Ví dụ phương pháp dùng lời, phương pháp trực quan sinh động, phương pháp trình diễn… đều phải hợp lý.

Dưới đây là một số phương pháp học đàn để trẻ em hứng thú hơn.

Dạy đàn piano cho em bé

1. PP dùng lời (thuyết trình và vấn đáp)

Sử dụng khi giảng dạy cho trẻ về các ký hiệu âm nhạc, lý thuyết, xướng âm, giới thiệu tác phẩm, cách thể hiện, đặt câu hỏi về những vấn đề đã học, gợi mở, nhắc nhở,… trong mỗi tiết học.
Đây không phải là phương pháp cơ bản nhưng cần thiết vì nó hỗ trợ các phương pháp khác, giúp học sinh nắm vững các kiến thức cơ bản, kỹ năng chơi đàn kết hợp nhìn bản nhạc (tổng phổ)

2. PP trực quan sinh động

Chủ yếu là phương pháp sử dụng phương tiện dạy học. Với đặc thù bộ môn, yêu cầu tối thiểu mỗi trẻ sẽ được sử dụng một đàn Piano để luyện tập, thực hành trực tiếp trên lớp cũng như tại nhà. Ngoài ra, các băng đĩa nhạc beat kèm giáo trình, máy gõ nhịp hỗ trợ trẻ tập theo nhịp và nâng cao khả năng hòa tấu, cảm thụ âm nhạc, bảng, hình ảnh,…

Nhóm phương pháp chuyên ngành

Bao gồm phương pháp trình diễn tác phẩm, phương pháp thực hành luyện tập, phương pháp kiểm tra đánh giá.

1. Phương pháp trình diễn tác phẩm:

Với độ tuổi của trẻ từ 6 – 11 tuổi thì đây là phương pháp hữu hiệu nhất trong quá trình giảng dạy Piano. Trước mỗi bài học, giáo viên cần làm mẫu để các em có cái nhìn tổng thể và khái quát hơn với bài học, từ giai điệu, xướng âm, lời hát (nếu có), đến sắc thái bản nhạc, tư thế ngồi đàn, biểu diễn trên đàn, nét mặt thể hiện,… Phương pháp trình diễn tác phẩm sẽ dần được giáo viên sử dụng ít đi vào các Part (các phần trong bộ giáo trình John Thompson được gọi theo thứ tự từ Part 1 đến Part 5 với cấp độ khó dần) học tiếp theo khi học sinh đã có những kiến thức nhất định với bộ môn Piano, đòi hỏi các em phải có khả năng nhìn tổng thể bản nhạc, tự vỡ bài và hoàn chỉnh tác phẩm. Lúc này, giáo viên đóng vai trò hướng dẫn, điều khiển, chỉnh sửa lỗi giúp học sinh.

2. Phương pháp thực hành luyện tập:

Đây là phương pháp không thể thiếu đối với bộ môn đòi hỏi phải thực hành, luyện tập thường xuyên như Piano. Ngoài những kiến thức lý thuyết, các em cần liên tục thực hành, rèn luyện từ lúc vỡ bài, cho đến khi hoàn chỉnh tác phẩm, thậm chí là sau khi học xong tác phẩm đó. Với đặc thù là bộ môn tự chọn, không học thường xuyên, nên việc các em phải tự luyện tập tại nhà sau mỗi buổi học là vô cùng cân thiết, đòi hỏi sự tự giác, chăm chỉ của mỗi em để đạt được kết quả cao hơn. Vì đang ở lửa tuổi chưa có ý thức tự giác tập bài, nên để đạt được hiệu quả cao nhất trong phương pháp thực hành luyện tập, ngoài việc truyền cho các em niềm yêu thích môn học, đưa các em vào nề nếp học tập trên lớp, giáo viên cũng cần làm việc trực tiếp với phụ huynh học sinh, thống nhất về việc nhắc nhở các em tập bài ở nhà, như thế sẽ giúp các em có những tiến bộ nhanh trong học tập

3. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Qua các bài kiểm tra đánh giá, học sinh được kiểm tra lại kiến thức đã học (nhạc lý, xướng âm, trình diễn tác phẩm) cũng như rèn luyện kỹ năng biểu diễn trên sân khấu, trước đám đông và được sự đánh giá của những thầy cô có chuyên môn. Ngoài ra, giáo viên cũng cần chủ động thường xuyên kiểm tra đánh giá tại lớp, biến lớp học thành một sân khấu nhỏ nhằm giúp các em rèn luyện sự tự tin, tăng thêm hứng thú học tập.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *