Latest Post

Sheet nhạc bài hát chuyện tình không suy tư Sheet nhạc bài hát cạn lời yêu

Bộ máy bên trong của Piano cơ chủ yếu tạo nên bởi hệ thống búa gõ đánh vào dây đàn khi phím được nhấn xuống, thường được gọi tắt là Bộ cơ.

Nói về lịch sử Bộ cơ, chúng ta không thể không nhắc đến cơ chế lập lại (tăng gấp đôi) được phát minh bởi Sébastien Érard – người Pháp. Cơ chế này cho phép nghệ sĩ piano lặp lại nhanh chóng một nốtmà không cần phải nhấc tay hoàn toàn khỏi phím. Trước khi cơ chế này được giới thiệu, việc đánh lặp lại nốt rất khó khăn do phím trở nên chậm, mất thời gian chuẩn bị để đánh phím tiếp theo do búa gõ không thể quay lại trang thái ban đầu một cách nhanh chóng. Phát minh của Erard đã khiến các phím có thể tiếp tục phát ra âm thanh lặp lại ngay cả khi búa chưa hoàn toàn rơi trở lại vị trí ban đầu của nó.

bang-cong-huong-piano-co
Bảng Cộng Hưởng – Piano

Erard đã giới thiệu phát minh này với nhà soạn nhạc nổi tiếng Beethoven vào năm 1803, và điều này đã giúp nhà soạn nhạc vĩ đại viết các tác phẩm mới của mình. Cơ chế này cũng đã được thông qua dưới hình thức tinh tế hơn trong các bộ cơ hiện đại ngày nay.

Hãy cùng quan sát kỹ các chuyển động của đòn bẩy trong bộ cơ. Búa đàn tăng lên một phần thông qua chuyển động của nó, điều này cho phép nó phản hồi chính xác và tạo ra âm thanh, ngay cả khi đã chơi nhiều lần liên tiếp. Về mặt chức năng, phím có thể chơi tối đa 15 lần / giây.

Cơ chế giảm âm là một phần quan trọng của bộ cơ. Cơ chế này sẽ ngắt âm thanh tức thì ngay khi ngón tay được nhấc lên từ phím. Trong bức ảnh, bốn bộ phận màu trắng là những miếng nỉ dùng để chắn âm. Khi ngón tay được nâng lên khỏi bàn phím, cơ chế này sẽ khiến búa chạm vào dây từ phía trên và ngăn chặn sự rung động. Trọng lượng của cơ chế giảm âm này thường nằm ở phía dưới dây đàn, theo chiều dọc.

Có thể bạn muốn biết:
>> Tìm hiểu về Pedal – Piano

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *