Vậy các dàn nhạc phải chơi những loại nhạc gì để thu hút các thính giả mới? Các giai điệu nhạc Pop soạn cho dàn nhạc chăng? Các buổi hòa nhạc có mời các nghệ sĩ nhạc rap cùng tham gia chăng? Một chương trình như vậy không đáp ứng được sự cần thiết của một nền âm nhạc cổ điển đương đại: loại hình âm nhạc vừa mới, song bằng cách nào đó vừa phải gắn liền với những lý tưởng và truyền thống của nghệ thuật âm nhạc châu Âu. Một cách tiếp cận khác là, thông qua hợp đồng sáng tác và biểu diễn, khuyến khích các nhà soạn nhạc nhớ lại “một thời vang bóng” và sáng tác theo phong cách gợi lại Puccini, Rachmaninov, hoặc Richard Strauss. Thực tế, có một số nhà soạn nhạc ngày nay đang làm chính điều này, nhưng những bài tập hoài niệm âm nhạc của họ không đáp ứng nhu cầu của một nền âm nhạc cổ điển mới với âm thanh mới. Cái khó là ở chỗ: một nhạc phẩm cổ điển đương đại thực sự thành công sẽ phải vừa thực sự mới, vừa đích thực cổ điển, lại vừa thực sự hấp dẫn thính giả.
Thực ra ai cũng nói rằng âm nhạc cổ điển tác động tốt lên não bộ, nhưng không phải lúc nào họ cũng thích nghe nhạc cổ điển và đó là lý do chúng dần mai một
“HIỆU ỨNG MOZART” tăng cường trí nhớ, giúp cho trí nhớ ngắn hạn tốt hơn
Âm nhạc ảnh hưởng tới não bộ 1 cách rất đa dạng và ảnh hưởng cả từ động vật đến sự phát triển cây trồng. Nó giúp con người tăng cường IQ, trí nhớ ngắn hạn và dài hạn. Trên thực tế, các nhạc sĩ đều có trí nhớ tốt hơn người thường và có khả năng nhận thức tốt hơn. Ngay cả sự phát triển của động thực vật cũng được ảnh hưởng tích cực từ nhạc cổ điển. Nghe nhạc cổ điển giúp tăng cường khả năng của bộ não và chơi nhạc cổ điển sẽ giúp não bộ phát triển hơn.
“Hiệu ứng Mozart” được biết đến với hiện tượng cho thấy rằng khả năng lý luận và trí nhớ ngắn hạn sẽ được cải thiện khi nghe âm nhạc phức tạp, ví dụ như Mozart’ 2 piano concertos. Nhạc Baroque với 60 nhịp/phút có ảnh hưởng đến biên độ và tần số của não do đó âm nhạc cũng ảnh hưởng đến tốc độ hô hấp và điển trở của da cũng như hệ thống Hormone của cơ thể. Điều này làm cho mọi người cảm thấy thư giãn, não có khả năng tiếp thu thông tin tốt hơn trong 1 thời gian ngắn hơn. Điều này xảy ra vì âm nhạc kích thích vào cả 2 bán cầu não cùng 1 lúc làm khả năng làm việc của 2 thùy não được tăng cường nên học tập và tiếp thu thông tin cũng như các kĩ năng nhận thức sẽ được cải thiện – cải thiện được ít nhất là 5 lần! Chính vì lý do đó, những người kể chuyện lớn tuổi đã hát lên câu truyện của họ để dễ ghi nhớ câu truyện hơn 1000 dòng và các nhà soạn nhạc kịch Hy Lạp cũng dùng nguyên lý tương tự để ghi nhớ những bản nhạc kịch của mình.
Giai điệu và nhịp điệu là 2 yếu tố thiết yếu của âm nhạc và chúng hoạt động theo những cách rất khác nhau, bản chất là thúc đẩy lý luận sáng tạo và nhịp điệu sẽ đồng bộ hóa cảm xúc với các thực thể sống khác. Con người từ lâu đã được gắn liền với các nhịp điệu âm nhạc đặc biệt như nhịp tim, nhịp thở, nhịp đi bộ,… Đó là nhịp điệu âm nhạc rất đặc biệt làm khả tăng sản sinh serotonin của não tốt hơn và phát triển tư duy phê phán tốt hơn. Điều này làm cho âm nhạc có giá trị như sự trật tự nghiêm ngặt của toán học.