Piano là 1 trong những loại nhạc cụ phổ biến nhất trên thế giới, đặc biệt là trong những gia đình thượng lưu ở thời xưa. Đàn piano, hay còn được gọi là đại dương cầm, xuất hiện vào khoảng thế kỉ thứ 18. Piano đã gần như thay thế hoàn toàn vai trò của đàn cla-vơ-xanh đã từng rất thịnh hành trước đó. Với đàn cla vơ xanh – tiền thân của đàn piano – lúc ấn tay lên phím đàn dùng hệ thống máy gảy dây. Âm thanh của đàn cla vơ xanh tuy rõ ràng nhưng không đạt được độ ngân dài. Điều này cũng xảy đến với âm thanh của đàn dây khi sử dụng kỹ thuật pizzicato. Bên cạnh đó đàn cal vơ xanh lại có 1 nhược điểm lớn là không tiết chế được sắc thái. Cường độ âm thanh của cla vơ xanh luôn luôn đều đều, khó có thể biến đổi phong phú.
Với đàn piano thì là hệ thống búa con gõ lên dây đàn, so với đàn cla vơ xanh sẽ chiếm 1 ưu thế hơn hẳn đó là sắc thái có thể biến đổi nhanh nhạy, từ cường độ rất lớn cho đến cường độ rất nhỏ (fff – ppp). Đó là lí do mà từ đầu, đàn piano được đặt cho 1 cái tên hơi kỳ lạ: PIANOFORTE, ở đây piano được dịch là khẽ; forte được dịch là mạnh (viết tắt là p và f). Cái tên này đã cho thấy toàn bộ tính chất của cây đàn piano, có thể thay đổi được sắc thái âm thanh từ rất nhỏ tới rất lớn.
Đàn piano được các chuyên gia chia làm 2 loại:
Đàn piano loại nhỏ có hình dáng giống chiếc tủ đứng, loại này được gọi là upright piano. Đàn piano loại lớn thì có hộp cộng minh nằm ngang cùng với hệ thống dây đàn. Loại lớn có khung đàn để âm thanh vang xa, vì vậy thường được gọi là đại dương cầm, hay grand piano.
Do tính chất và kỹ thuật khi chơi đàn rất phong phú, đàn piano cho người mới học ở thời điểm ban đầu có thể nói là tương đối khó. Đối với nền âm nhạc chuyên nghiệp, đàn piano luôn đóng 1 vai trò rất quan trọng. Nó luôn là 1 loại nhạc khí phổ biến, còn được xem như là nhạc khí cơ bản nhất ở các nước Châu Âu và cả trên toàn thế giới.
Chính là vì khả năng đa dạng trong âm nhạc của piano mà những tác phẩm viết cho đàn piano rất đồ sộ, phong phú, có thể nói là hơn bất kì loại nhạc khí nào, nhất là đối với các tác phẩm âm nhạc trong suốt thế kỉ 18, 19, quãng thời gian mà các nhạc sĩ cổ điển biên soạn ra những bản nhạc cổ điển bất hủ, luôn được yêu thích cho tới tận thế kỉ 21 ngày nay.
Đàn piano được bắt gặp xuất hiện trong rất nhiều hình thức tác phẩm khác nhau: độc tấu đàn piano có dàn nhạc đệm hoặc không, trong những hình thức tiểu phẩm hoặc các tác phẩm đến Sonata, Concerto quy mô. Cũng có khi đàn piano được kết hợp trong các tiết mục song tấu piano, tam tấu piano, thậm chí có tứ tấu piano, trong các tiết mục đó mỗi đàn piano đều giữ chức năng quan trọng tương tự nhau. Ở các tiết mục ấy có khi người ta gọi theo số tay. piano 4 tay là 2 người biểu diễn; 6 tay là 3 người biểu diễn; 8 tay là 4 người biểu diễn). Trong các buổi biểu diễn concerto, có những trường hợp không dùng dàn nhạc mà nhạc trưởng quyết định sử dụng 1 cây piano để giữ vai trò thay thế cho cả dàn nhạc. Có khi tự đàn piano có thể đi độc lập 1 mình được gọi là độc tấu, không cần bất cứ 1 nhạc khí phụ hoạ nào. Cũng do tính chất đa thanh của mình, nghệ sĩ chơi đàn piano có thể đệm cho mình trong tất cả các trường hợp cần thiết, đệm khi hát và đệm cho loại nhạc khí khác.
Đàn piano ở các buổi biểu diễn lớn hay được dùng để đệm cho các thể loại biểu diễn thanh nhạc: đệm cho đơn ca, song ca, tốp ca, đệm cho các thể loại hợp xướng thuần chất giọng nữ hoặc giọng nam hoặc có thể hỗn hợp giọng nam và giọng nữ (hợp xướng hỗn thanh), hợp xướng dàn nhạc thiếu nhi. Đàn piano có vai trò bình đẳng cùng các nhạc khí khác khi được tham gia trong các hình thức dàn nhạc giao hưởng hay Concerto…